Đôi lời tâm sự của CEO Du lịch về các bạn sinh viên sắp ra trường tìm việc

ĐÔI LỜI GỬI ĐẾN CÁC BẠN SINH VIÊN ĐANG CÒN HỌC, SẮP RA TRƯỜNG HOẶC ĐANG TÌM VIỆC KHI VỪA TỐT NGHIỆP!
Các bạn trẻ ( hơn mình ) thân mến,
Dù các bạn học trường nào, bằng gì đi nữa thì sau khi các bạn tốt nghiệp, đa số sẽ đều gặp phải tình trạng ”khủng hoảng nhỏ hậu tốt nghiệp”. Hiểu đơn giản nó là 1 tình trạng tâm lý hoang mang, bấp bênh khi các bạn ra trường cầm trên tay tấm bằng giỏi, ở trường có tiếng mà vẫn không tìm được công việc như ý, tệ hơn là thất nghiệp, hoặc phải làm việc trái ngành nghề so với chuyên môn của bạn. Nguyên nhân vấn đề này bắt nguồn từ nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan.
Chủ quan :
Điều thứ 1 : quá đề cao điểm số từ những bài thi, điểm học lực mà quên mất rằng những gì bạn học ở trường mới chỉ đủ kiến thức để có thể bắt tay vào công việc, tiếp thu công việc. Bằng giỏi chỉ để cho người khác thấy bạn là người tiềm năng đối với nghề và nghiêm túc với nghề bạn đang học. Còn đối với sinh viên mới ra trường, điều quan trọng nhất chính là thái độ & kỹ năng mềm.
Mình thấy nhiều bạn sinh viên học lực rất tốt, có bằng giỏi nhưng kỹ năng mềm như tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hay thái độ cầu tiến khá là tệ. Bằng giỏi giúp các bạn có được sự ưu tiên, chứ nó không biến các bạn thành số 1 trong mắt nhà tuyển dụng.
Điều thứ 2 : Các bạn ( mình thấy đa số ) sinh viên mới ra trường có biểu hiện về sự cầu thị rất kém. Khi bạn được trao cơ hội làm việc, đấy không còn là chuyện các bạn có thích hay không, có muốn hay không hay công ty có bóc lột, đì đọt bạn hay không. Mới ra trường việc bạn có làm việc được hay không không nằm ở bằng cấp chuyên môn, nó nằm ở thái độ kiên trì, sự nhẫn nại và cố gắng.
Đi làm khác với đi học, sinh viên ra trường thì nên loại bỏ cái suy nghĩ tìm được công việc và môi trường như ý của mình, mới ra trường thì nên tận dụng cơ hội và phát huy tối đa khả năng của mình theo ý & nhu cầu của công ty, để cho họ thấy, cho cái nghề của bạn và cho chính bạn thấy ngành này nên có những người như bạn. Và hơn hết, các bạn nên tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp, nơi các bạn đang khoác lên màu cờ sắc áo doanh nghiệp ấy, chứ không phải là vô tị nịnh, đấu đá lẫn nhai.
Việc này cần sự cố gắng và kiên trì, nó ko nằm ở chuyên môn, nó nằm ở tinh thần. Đừng nghĩ những việc này việc kia nhỏ quá hay dễ quá mà ko muốn làm hay thậm chí không thích làm. Việc nhỏ làm tốt thì làm việc lớn mới tốt.
Thế nên sinh viên mới ra trường một trong những điều cần nhất là biết nhìn nhận đúng về bản thân mình, mình là ai, mình như thế nào… thì từ đó mới có thể nhìn thấy hướng đi đúng đắn.” Thực học và hư học sẽ được bộc lộ trong va chạm thực tế như vậy. Tấm bằng từ sự hư học khoan đã nói làm hại người khác mà hại người có bằng đầu tiên. Vì tấm bằng có thể làm cho ảo tưởng, không nhận ra được chính mình, không biết mình là ai. Mà cuộc đời không có gì bi kịch hơn việc một người mà không nhận ra mình là ai”.
Điều thứ 3: Mình thấy rằng một điều không được tốt cho lắm, sinh viên bây giờ rất lười đọc sách, thay vào đó các bạn làm nhiều việc chẳng giúp gì nhiều cho kinh nghiệm và cẩm nang đi làm của bạn. Đọc sách không bao giờ là thừa cả. nhất là với yêu cầu và sự cạnh tranh trong đa ngành nghề hiện nay, bạn càng có nhiều kiến thức, hiểu biết nhiều thì bạn càng có nhiều cơ hội và lợi thế trong công việc. Người đọc nhiều sách chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công chắc chắn họ đã đọc rất nhiều sách !
( Hồi sinh viên mình đọc nhiều sách, sách gì mình cũng đọc, từ ngoại văn đến bách khoa thư, sách kinh tế, xã hội, tâm lí, quản trị …. có nhiều đứa học cùng ngày ấy lấy việc mình làm mọt sách ra để trêu đùa :)) không sao cả vì bây giờ tất cả đã ở 1 chương hoàn toàn khác )
Khách quan :
Việc nhiều cử nhân thất nghiệp cho thấy một thực tại dễ thấy là đang thừa nhân lực ở mức có thể làm việc, nên công ty có nhiều sự lựa chọn hơn đối với nhân sự. Tuy nhiên nhân sự phù hợp lại không nhiều.
Không phải công ty nào cũng có đủ kiên nhẫn để có đủ thời gian cho những thực tập sinh, vì cái họ cần một là hiệu quả công việc – ảnh hưởng trực tiếp tới bộ máy vận hành.
Hai là việc bạn sau khi hết thời gian thực tập, tích lũy và đào tạo có ở lại công ty đóng góp hay không, hay bạn ngay lập tức chuyển chỗ làm mới ?
Các doanh nghiệp Start up cần thực tập sinh nhiều hơn là các công ty đã & đang phát triển. Start up lương không nhiều, quyền lợi cũng vậy. Điều khoản họ cam kết với bạn nằm ở tương lai, mà tương lai của start up thì rất dài. Còn công ty đã tăng trưởng thì họ cần hiệu quả. Cần kinh nghiệm để phát triển, điều mà sinh viên gần như rất khó để có.
Bình thường sinh viên học 1 môn chuyên ngành, còn mình học tây học ta, học cả của ông cha. Thì lời khuyên của mình đơn giản chỉ là đừng lúc nào cũng chỉ nhìn vào điểm số và tấm bằng. Kỹ năng mềm & kỹ năng giao tiếp quan trọng hơn những gì bạn tưởng.
Luôn luôn trau dồi thêm kiến thức mới và rèn luyện thói quen tốt ngay từ lúc đi học và việc không bao giờ thừa. Học, học nữa, học mãi.
Nếu bạn không phải là người có phẩm chất ngôi sao, tài năng thiêm bẩm thì con đường ngắn nhất giúp bạn đạt được những thứ bạn muốn chỉ có việc học thôi . Lái buôn thương gia gì thì cũng phải học hết !!! ( Mà nói đúng ra thì siêu sao thể thao, ngôi sao âm nhạc họ cũng học và rèn luyện rất nhiều ).
Học hỏi,rèn luyện kỹ năng mềm cũng như việc tu tiên, phải kiên trì & nhẫn nại thì mới thành chính quả được.
Ngôi nhà chung CCC luôn đón nhận rất nhiều và đào tạo không ít các bạn intern. Có bạn vẫn đồng hành và vẫn gắn bó trên chặng đường phát triển của công ty, có bạn dừng lại chọn một hướng đi mới để phát triển bản thân mình. Mình vẫn luôn trân quý các bạn tới thời điểm hiện tại.
Đến đây mình xin có lời kết, trên cũng là vài lời khuyên của mình. gửi lời chúc may mắn tới tất cả các bạn.
Thân ái ! 🫶🏻
BV: Mr Trần Quang Duy- CEO Cty Du Lịch Chim Cánh Cụt
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Gửi phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai, nhưng bạn phải kiểm tra hộp thư sau khi gửi phản hồi để xác nhận email của bạn có thực và bạn không phải là spammer. Bạn có thể gửi thư trực tiếp đến [email protected] để được trả lời trực tiếp và nhanh hơn. Các trường bắt buộc được đánh dấu *