Điều thú vị khi học trải nghiệm chuyên đề “Cơ sở Văn Hóa Việt Nam”

Trước đó vài ngày tôi rất vui khi được Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC mời tham gia học tập trải nghiệm chuyên đề Cơ sở Văn Hóa Việt Nam do Thầy Nguyễn Đình Bích Lên Lớp, sau khi vào lớp học cùng với Thầy, anh, chị hướng dẫn viên du lịch quôc tế và nội địa,,,, tôi mới thấy  được nhiều điều hay, thú vụ khi tìm hiểu, nghiên cứu sâu lĩnh vực Văn Hóa trong du lịch hiện nay:

Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò văn hóa của nước ta được nâng lên. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người với xã hội và với thiên nhiên”. Vì vậy việc trau dồi kiến thức, tìm hiểu về văn hóa nước là vô cùng cần thiết cho bất cứ ai, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Ngoài những giờ học trên lớp, tiếp cận và hiểu biết hơn về văn hóa nước nhà bằng nhiều phương tiện khác nhau cũng là một cách để nâng cao giá trị văn hóa.

Ngành du lịch nói chung và hướng dẫn viên nói riêng không chỉ hướng mọi người đến những nơi vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, góp phần đưa vẻ đẹp Việt Nam đến với bạn bè thế giới mà ẩn sâu trong đó mỗi người hướng dẫn viên còn mang trong mình trọng trách nặng nề đó là truyền đạt văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam và cả bạn bè quốc tế. Đây là nét đẹp, là tinh thần, là bộ mặt của quốc gia mà bất kì ai cũng muốn lan tỏa đến khắp bốn bể năm châu, để tự hào về văn hóa nước nhà.

Chuyên đề “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do thầy Nguyễn Đình Bích phụ trách giảng dạy tại trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC nhằm phục vụ cho anh, chị và các bạn đam mê theo nghề Hướng dẫn viên du du lịch tìm hiểu về văn hóa Việt Nam; một chuyên đề rất bổ ích, cung cấp thông tin nhanh chóng, ngắn gọn và dễ hiểu.  Anh, chị học viên khi tham gia lớp học sẽ được cung cấp thêm thông tin về văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay, với các chủ đề được biện soạn vô cũng chỉnh chu và kĩ lưỡng. Không những vậy anh, chị còn được học, được trực tiếp tham gia trải nghiệm như sống lại không gian văn hóa xưa, được hòa mình vào nét đẹp nghìn đời của dân tộc

Mỗi buổi học là một trải nghiệm thú vị, anh, chị học viên đã được thầy truyền đạt kiến thức mới, đem đến nhiều. Tham gia buổi học có anh, chị chia sẻ:

Bạn Dii Dii chia sẻ  “Lời chia sẻ của thầy thật sự thú vị và bổ ích. Về buổi học trước thì thầy làm cho chị thích thú hơn về đờn ca tài tử, các loại nhạc cụ truyền thống mà ít ai sử dụng đến.”

Chị Đỗ Thanh chia sẻ “Thầy Bích chia sẻ rất hứng thú. Nội dung được chia sẻ, em có thể sử dụng lòng thêm vào nội dung thuyết minh tour. Thầy gõ nhạc bằng mu bàn tay, giờ em về nhà và ngồi search mạng làm sao để làm được như vậy, chắc chắn là 2 buổi sau em sẽ muốn hiểu về Đơn ca tài tử và các nhạc cụ Nam Bộ”

Bạn Đỗ Chí Kiện cảm nhận “Em rất mong chờ cho buổi sau được nghe những kiến thức hay về âm nhạc Nam Bộ”

Bạn Trung Tín “ Buổi chia sẻ của thầy thật sự thú vị và bổ ích ạ. Nhớ buổi hôm nay em đã có cảm nhận được chút nào gọi là cái hay của văn hóa ạ. Và em thật sự rất mong chờ những tiết học sau ạ”

Anh Đoàn Trọng Huyền hiện đang là hướng dẫn viên chia sẻ: “Cảm nhận của mình là được ôn lại kiến thức!”  Chắc hẳn anh Trọng Huyền đã trang bị cho mình một vốn kiến thức rất sâu rộng để làm nghề!

Còn với riêng tôi là một học viên lần đầu tham gia lớp học cảm xúc thật khó tả “Thật tình mà nói đây là buổi học đầu tiên của tôi. Học trong trường nhiều rồi nhưng mà hôm nay tôi mới tiếp cận được với những buổi học bên ngoài. Tôi thấy khá thú vị và dễ tiếp cận hơn so với trong lớp. Có thể là do cách dạy của từng người khác nhau nhưng nhìn chung đều đem lại những kiến thức bổ ích. Học với thầy tôi thấy những bài học của thầy rất “đời”  vì nó được rút ra từ chính cuộc đời của thầy, được nghe nhiều câu chuyện thực tế rất là vui nhưng cũng có kiến thức ẩn chứa trong đó. Thật sự tôi được mở rộng kiến thức rất nhiều.”

Văn hóa Việt Nam chính là nét đẹp của con người Việt Nam, mỗi chúng ta dù ở bất kì tầng lớp nào, ngành nghề nào cũng phải biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp ấy. Đưa đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho đất nước ngày càng thịnh vượng để sánh vai với các cường quốc năm Châu.

Để trở thành người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp hơn ai hết hướng dẫn viên du lịch là người có nhiều kiến thức sâu rộng về lịch sử, địa lý, văn hóa… biết sắp xếp và hỗ trợ các thủ tục liên quan đến vé tham quan trong suốt chuyến đi mang đến sự phục vụ tốt nhất cho khách du lịch ở mọi lúc mọi nơi.

Quý anh, chị và các bạn có muốn trở thành người hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa chuyên nghiệp không? Hãy liên hệ với chúng tôi Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC nơi chấp cánh ước mơ trở thành người hướng dẫn viên;

🏠 Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn sptc
➡️ 93 Trần Văn Hoài, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
☎️ 0869.790.890   📞 0971.435.720

BV: Hiếu Nghĩa

 

CHUYỆN NGHỀ: TÔI ĐÃ TRỞ THÀNH HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NHƯ THẾ NÀO?

CHUYỆN NGHỀ: TÔI ĐÃ TRỞ THÀNH HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NHƯ THẾ NÀO? TẠI NHÀ HÀNG HIEU’S COTTAGE-(SPTC)
️Sáng ngày 17/3/2023, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn SPTC cùng với Hieutour tổ chức chương trình chuyện nghề “Tôi đã trở thành hướng dẫn viên du lịch như thế nào” tại nhà hàng Hieu’s Cottage ( 31-33-35 Châu Văn Liêm P. Tân An Q. Ninh Kiều Tp. Cần Thơ)

️Chương trình được bắt đầu vào lúc 8h30 với sự dẫn dắt của MC – Kim Ngân. Đây là một chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và truyền lửa cho các bạn trẻ có đam mê và định hướng trong ngành Hướng dẫn viên du lịch đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Vì vậy mà các vị khách mời là những hướng dẫn viên du lịch kì cựu đã có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao.

️Đầu tiên là Mr. Trịnh Văn Trung – Hướng dẫn viên quốc tế, công ty Hải Âu Tourizm. Ông chia sẻ chia cho các bạn trẻ về những trải nghiệm vui buồn trên những chuyến tour của mình, về những tình huống thường xảy ra mà một người hướng dẫn viên du lịch cần phải xử lí thật khéo léo. Tất cả chia sẻ của ông được truyền đạt bằng tiếng anh nhưng với giọng nói dễ nghe và khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo ông đã truyền đạt một cách rất dễ hiểu về những kinh nghiệm trên đường tour của mình.

️Sau đó, Mr. Đặng Hoàng Luận – Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chuyên đào tạo hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tiktoker đã nhanh chóng khấy đảo không khí của chương trình. Bằng lối nói sinh động và truyền cảm, anh nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các bạn trẻ và dẫn dắt các bạn vào từng ngỏ ngách trong câu chuyện mình. Anh truyền lửa và tiếp thêm động lực cho các bạn thông qua việc chia sẻ về con đường gian nan mà ông bước vào nghề hướng dẫn viên du lịch. Một khởi đầu không mấy tốt đẹp, nhưng nhờ việc ham mê và thích học tiếng anh ông đã tạo được cho mình một bệ phóng và cơ hội trong ngành. Giúp các bạn trẻ có thêm động lực để phấn đấu, phát triển bản thân đặc biệt là trau dồi khả năng tiếng anh của mình khi bước vào nghề.

️Sau khi trang bị cho các bạn trẻ về động lực vào nghề, về kinh nghiệm trên đường tua, các vị khách mời còn mở ra cơ hội co các bạn được thử sức và học hỏi kinh nghiệm khi làm việc tại doanh nghiệp lữ hành Hieutuor của anh Nguyễn Hồng Hiếu. Anh Hiếu giúp các bạn hiểu qua về doanh nghiệp của mình, về Hieutour, về văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, anh còn rộng mở chào đón các bạn thử sức với các vị trí: sales, hướng dẫn viên, tư vấn online, điều hành…tại doanh nghiệp lữ hành Hieutour của mình.

Các bạn tham gia chương trình rất năng nổ và nhiệt huyết. Có lẽ các vị khách mời của chươn trình đã truyền được lửa nên các bạn không ngần ngại đưa ra rất nhiều câu hỏi cả tiếng anh lẫn tiếng việt về cách dẫn khách khi chưa đi tới điểm đến đó, về kinh nghiệm học tiếng anh…

Chương trình diễn ra rất tốt đẹp và thành công. Một phần không nhỏ đó là nhờ cơ sở vật chất tại Hieu’s Cottage rất tiện nghi và hiện đại. Và còn cả sự chuẩn bị tinh tế, chu đáo của anh Hiếu. Từ sự chuẩn bị bàn ghế, ánh sáng âm thanh đến tất tần tật những thứ cần thiết cho chương trình đều được anh trang bị đầy đủ.
Một chương trình rất hay và bổ ích cho các bạn trẻ có cơ hội được lắng nghe và trau dồi kỹ năng kinh nghiệm cho mình;

Anh Nguyễn Mạnh Dũng – Hướng dẫn viên du lịch Phú Quốc tham chương trình chia sẻ “ Chương trình tổ chức rất chuyên nghiệp khi có sự tham dự của những chuyên gia hàng đầu trong nghề. Em rất ấn tượng và em muốn gửi lời cảm ơn tới anh cùng toàn thể ban tổ chức đã tạo ra sân chơi bổ ích để em cùng các bạn được lắng nghe và học tập. Hy vọng anh Lê Hùng Mạnh và Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC sẽ có thêm nhiều những buổi học thực tế, tour thực tế để các bạn SV và HDV trẻ có cơ hội được rèn luyện thêm các kỹ năng”

Bạn Thu Trang – Hướng dẫn viên du lịch Quốc tế tại Tp. Cần Thơ có ý kiến “ Chương trình được tổ chức rất bài bản và chuyên nghiệp ạ. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên em và các banh vẫn chưa có cơ hội để được đặt thêm câu hỏi để rút kinh nghiệm và học hỏi thêm ạ. Em xin cám ơn Thầy Lê Hùng Mạnh, cùng đơn vị tổ chức đã dành thời gian ạ”

Bạn Lục Trúc – Sinh viên năm 3 Trường Đại học Nam Cần Thơ tham gia chương trình có ý kiến chia sẻ về chương trình “ Chương trình rất bổ ích và thật sự em rất vui khi được tham gia chương trình. Cảm ơn thầy Lê Hùng Mạnh đã tổ chức chương trình để những sinh viên, các HDV trẻ có thêm kiến thức và được gặp gỡ các anh HDV giàu kinh nghiệm”
Cảm ơn các vị khách mời đã không ngần ngại chia sẽ những kinh nghiệm thực tế của chính cuộc đời mình. Để tiếp sức, tiếp lửa, vực dậy tinh thần các bạn trẻ trỏ thành các hướng dẫn viên du lịch năng động, linh hoạt trong mọi tình huống;

Cảm ơn Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn SPTC đã tạo điều kiện kết nối các vị khách mời đến giao lưu đến các bạn trẻ. Cảm ơn Hieu’s Cottage đã hỗ trợ cơ sở vật chất nước uống để chương trình được diễn ra thành công và tốt đẹp.

BV: Lý Kim Ngân

Thực tập kinh doanh sale tour, em cảm thấy nhàm chán và khó bán được tour

Em hiện là sinh viên năm 3, học chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du Lịch và Lữ hành; “Em mong quý anh/chị chia sẻ và giúp em đang khó khăn cho việc lựa chọn ngành nghề của mình trong tương lai, em cảm giác khi thực tập kinh doanh sale tour, em bị nhàm chán và khó khăn không bán được tour. Em muốn trở thành hướng dẫn viên nhưng lại không đủ can đảm cầm Mi để thuyết trình trước đám đông. Em mong nhận được lời khuyên tư anh/chị đi trước?

#Henry_Tran: Là thay vì nghĩ ngợi lung tung thì cứ làm một thứ gì đó, trái hay ko trái nghề cũng được. Làm đủ nhiều sẽ đủ hiểu bản thân và tự khắc sẽ biết mình nên làm gì. Hầu hết sinh viên hay ngồi mơ mộng, nghĩ ngợi lung tung mà ít khi bắt tay vào làm điều gì cả, nếu không có thực hành, thực chiến thì mọi nghĩ ngợi dù hợp lý hay không cũng không khác nhau mấy. Bên mình hay gọi đó là hội chứng thiếu rèn luyện.

#Lê_Hùng_Mạnh Cảm ơn anh nhiều đã có chia sẻ giúp các bạn có thêm góc nhìn. Tại TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành khác có rất nhiều bạn trẻ khi là học sinh bậc THPT đã đi làm thêm, và chạm cuộc sống, khi là sinh viên chọn ngành học phù hợp, đi làm thêm với những công việc có kiến thức gần với ngành học hoặc chưa gần với ngành học,,,, đi làm thêm, đi ra bên ngoài vùng an toàn, đi để làm thực, đi để trải nghiệm, đi để học hỏi và đúc rút ra nhiều bài học…. Các bạn có định hướng sẵn rất tốt…. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn đang mông lung, mơ hồ…..

#Henry_Tran: Bản thân cái cảm giác mông lung đó nó cũng đã là biểu hiện cho việc bên trong nhận thức của các bạn đang không rõ ràng, nghĩa là hiểu biết mơ hồ. Vậy vấn đề ở đây là cần làm rõ, làm chân thực các hiểu biết đó. Cách duy nhất là đủ học + đủ làm > đủ hiểu rõ bản thân và môi trường > đủ tự tin ra quyết định.

#Lê_Hùng_Mạnh Dạ cảm ơn anh có góc nhìn sâu sắc, gần, thực tiễn đúng với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay mà đó là một thực trạng báo động. Theo quan điểm và góc nhìn của anh Nhà trường, Thầy, cô và chính người học cần làm gì để có thể đủ làm > đủ hiểu rõ bản thân,,,, và ra quyết định theo hướng đúng, phù hợp qua đó phát triển bản thân?

#Henry_Tran: Chuyện này thì to tát lắm a. Nhưng việc nhỏ và dễ làm nhất theo mình là:
– Nhà trường liên tục kết hợp dn để gắn sv vào thực tiển
– Thầy cô liên tục tham gia vào cố vấn, làm việc một phần tại dn để lý thuyết trở nên cô đọng và thực tế hơn
– Sinh viên phải làm nhiều hơn, bớt mơ mộng nhưng tăng mơ ước, khát vọng hơn. Dám nghĩ, dám làm, dám sai, dám chịu trách nhiệm và dám sửa sai.

#Lê_Hùng_Mạnh: Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích của anh, hy vọng các bạn trẻ sẽ đọc được những chia sẻ này và có hướng định vị phát triển bản thân của minh, mong rằng sẽ có Thầy, cô coi được những chia sẻ từ anh qua đó có góc nhìn mới về công tác giáo dục, giảng dạy và định hướng cho các bạn

Tổng hợp: Lê Hùng Mạnh

Đôi lời tâm sự của CEO Du lịch về các bạn sinh viên sắp ra trường tìm việc

ĐÔI LỜI GỬI ĐẾN CÁC BẠN SINH VIÊN ĐANG CÒN HỌC, SẮP RA TRƯỜNG HOẶC ĐANG TÌM VIỆC KHI VỪA TỐT NGHIỆP!
Các bạn trẻ ( hơn mình ) thân mến,
Dù các bạn học trường nào, bằng gì đi nữa thì sau khi các bạn tốt nghiệp, đa số sẽ đều gặp phải tình trạng ”khủng hoảng nhỏ hậu tốt nghiệp”. Hiểu đơn giản nó là 1 tình trạng tâm lý hoang mang, bấp bênh khi các bạn ra trường cầm trên tay tấm bằng giỏi, ở trường có tiếng mà vẫn không tìm được công việc như ý, tệ hơn là thất nghiệp, hoặc phải làm việc trái ngành nghề so với chuyên môn của bạn. Nguyên nhân vấn đề này bắt nguồn từ nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan.
Chủ quan :
Điều thứ 1 : quá đề cao điểm số từ những bài thi, điểm học lực mà quên mất rằng những gì bạn học ở trường mới chỉ đủ kiến thức để có thể bắt tay vào công việc, tiếp thu công việc. Bằng giỏi chỉ để cho người khác thấy bạn là người tiềm năng đối với nghề và nghiêm túc với nghề bạn đang học. Còn đối với sinh viên mới ra trường, điều quan trọng nhất chính là thái độ & kỹ năng mềm.
Mình thấy nhiều bạn sinh viên học lực rất tốt, có bằng giỏi nhưng kỹ năng mềm như tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hay thái độ cầu tiến khá là tệ. Bằng giỏi giúp các bạn có được sự ưu tiên, chứ nó không biến các bạn thành số 1 trong mắt nhà tuyển dụng.
Điều thứ 2 : Các bạn ( mình thấy đa số ) sinh viên mới ra trường có biểu hiện về sự cầu thị rất kém. Khi bạn được trao cơ hội làm việc, đấy không còn là chuyện các bạn có thích hay không, có muốn hay không hay công ty có bóc lột, đì đọt bạn hay không. Mới ra trường việc bạn có làm việc được hay không không nằm ở bằng cấp chuyên môn, nó nằm ở thái độ kiên trì, sự nhẫn nại và cố gắng.
Đi làm khác với đi học, sinh viên ra trường thì nên loại bỏ cái suy nghĩ tìm được công việc và môi trường như ý của mình, mới ra trường thì nên tận dụng cơ hội và phát huy tối đa khả năng của mình theo ý & nhu cầu của công ty, để cho họ thấy, cho cái nghề của bạn và cho chính bạn thấy ngành này nên có những người như bạn. Và hơn hết, các bạn nên tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp, nơi các bạn đang khoác lên màu cờ sắc áo doanh nghiệp ấy, chứ không phải là vô tị nịnh, đấu đá lẫn nhai.
Việc này cần sự cố gắng và kiên trì, nó ko nằm ở chuyên môn, nó nằm ở tinh thần. Đừng nghĩ những việc này việc kia nhỏ quá hay dễ quá mà ko muốn làm hay thậm chí không thích làm. Việc nhỏ làm tốt thì làm việc lớn mới tốt.
Thế nên sinh viên mới ra trường một trong những điều cần nhất là biết nhìn nhận đúng về bản thân mình, mình là ai, mình như thế nào… thì từ đó mới có thể nhìn thấy hướng đi đúng đắn.” Thực học và hư học sẽ được bộc lộ trong va chạm thực tế như vậy. Tấm bằng từ sự hư học khoan đã nói làm hại người khác mà hại người có bằng đầu tiên. Vì tấm bằng có thể làm cho ảo tưởng, không nhận ra được chính mình, không biết mình là ai. Mà cuộc đời không có gì bi kịch hơn việc một người mà không nhận ra mình là ai”.
Điều thứ 3: Mình thấy rằng một điều không được tốt cho lắm, sinh viên bây giờ rất lười đọc sách, thay vào đó các bạn làm nhiều việc chẳng giúp gì nhiều cho kinh nghiệm và cẩm nang đi làm của bạn. Đọc sách không bao giờ là thừa cả. nhất là với yêu cầu và sự cạnh tranh trong đa ngành nghề hiện nay, bạn càng có nhiều kiến thức, hiểu biết nhiều thì bạn càng có nhiều cơ hội và lợi thế trong công việc. Người đọc nhiều sách chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công chắc chắn họ đã đọc rất nhiều sách !
( Hồi sinh viên mình đọc nhiều sách, sách gì mình cũng đọc, từ ngoại văn đến bách khoa thư, sách kinh tế, xã hội, tâm lí, quản trị …. có nhiều đứa học cùng ngày ấy lấy việc mình làm mọt sách ra để trêu đùa :)) không sao cả vì bây giờ tất cả đã ở 1 chương hoàn toàn khác )
Khách quan :
Việc nhiều cử nhân thất nghiệp cho thấy một thực tại dễ thấy là đang thừa nhân lực ở mức có thể làm việc, nên công ty có nhiều sự lựa chọn hơn đối với nhân sự. Tuy nhiên nhân sự phù hợp lại không nhiều.
Không phải công ty nào cũng có đủ kiên nhẫn để có đủ thời gian cho những thực tập sinh, vì cái họ cần một là hiệu quả công việc – ảnh hưởng trực tiếp tới bộ máy vận hành.
Hai là việc bạn sau khi hết thời gian thực tập, tích lũy và đào tạo có ở lại công ty đóng góp hay không, hay bạn ngay lập tức chuyển chỗ làm mới ?
Các doanh nghiệp Start up cần thực tập sinh nhiều hơn là các công ty đã & đang phát triển. Start up lương không nhiều, quyền lợi cũng vậy. Điều khoản họ cam kết với bạn nằm ở tương lai, mà tương lai của start up thì rất dài. Còn công ty đã tăng trưởng thì họ cần hiệu quả. Cần kinh nghiệm để phát triển, điều mà sinh viên gần như rất khó để có.
Bình thường sinh viên học 1 môn chuyên ngành, còn mình học tây học ta, học cả của ông cha. Thì lời khuyên của mình đơn giản chỉ là đừng lúc nào cũng chỉ nhìn vào điểm số và tấm bằng. Kỹ năng mềm & kỹ năng giao tiếp quan trọng hơn những gì bạn tưởng.
Luôn luôn trau dồi thêm kiến thức mới và rèn luyện thói quen tốt ngay từ lúc đi học và việc không bao giờ thừa. Học, học nữa, học mãi.
Nếu bạn không phải là người có phẩm chất ngôi sao, tài năng thiêm bẩm thì con đường ngắn nhất giúp bạn đạt được những thứ bạn muốn chỉ có việc học thôi . Lái buôn thương gia gì thì cũng phải học hết !!! ( Mà nói đúng ra thì siêu sao thể thao, ngôi sao âm nhạc họ cũng học và rèn luyện rất nhiều ).
Học hỏi,rèn luyện kỹ năng mềm cũng như việc tu tiên, phải kiên trì & nhẫn nại thì mới thành chính quả được.
Ngôi nhà chung CCC luôn đón nhận rất nhiều và đào tạo không ít các bạn intern. Có bạn vẫn đồng hành và vẫn gắn bó trên chặng đường phát triển của công ty, có bạn dừng lại chọn một hướng đi mới để phát triển bản thân mình. Mình vẫn luôn trân quý các bạn tới thời điểm hiện tại.
Đến đây mình xin có lời kết, trên cũng là vài lời khuyên của mình. gửi lời chúc may mắn tới tất cả các bạn.
Thân ái ! 🫶🏻
BV: Mr Trần Quang Duy- CEO Cty Du Lịch Chim Cánh Cụt

Hướng dẫn viên phải đem theo những giấy tờ gì?

Hướng dẫn viên phải đem theo những giấy tờ gì?

Hướng dẫn viên đi hành nghề phải MANG theo những giấy tờ gì là những câu hỏi hiện nay mà rất nhiều bạn trẻ đang thắc mắc. Hôm nay, SPTC  chia sẻ cùng anh, chị và các bạn về những vấn đề này, hãy cùng theo dõi dưới đây nhé!

HƯỚNG DẪN VIÊN ĐI TOUR CẦN HỒ SƠ GÌ ?
HƯỚNG DẪN VIÊN ĐI TOUR CẦN HỒ SƠ GÌ ?

1. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

theo khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch

Theo quy định trên Hướng dẫn viên du lịch PHẢI CÓ các giấy tờ sau:

– Có thẻ hướng dẫn viên du lịch

– Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoặc văn bản xác nhận của tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành (Giấy tờ phân công nhiệm vụ và Chương trình du lịch)

Khi thực hiện hướng dẫn du lịch người hướng dẫn PHẢI MANG:

– Thẻ hướng dẫn viên du lịch

– Văn bản phân công nhiệm vụ và chương trình du lịch

Pháp luật không quy định hướng dẫn viên du lịch phải mang theo hợp đồng lao động với đơn vị kinh doanh lữ hành (Mục 1 Công văn số 120/TCDL-LH ngày 8/2/2018 của Tổng cục du lịch hướng dẫn việc thi hành hướng dẫn viên không phải mang các giấy tờ chứng minh điều kiện hành nghề quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017).

Đa phần các công ty du lịch thiếu tờ giấy “Phiếu Phân Công Công Tác” – mô tả tên lịch trình đi Tour.

2. Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ

a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;

c) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;

d) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

đ) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

e) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

g) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;

h) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

3. Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong về hướng dẫn du lịch

Điều 9. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không xuất trình được phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề;

b) Không xuất trình được chương trình du lịch theo quy định trong khi hành nghề.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan, phong tục, tập quán của địa phương nơi đến du lịch;

b) Cung cấp thông tin cho khách du lịch không rõ ràng hoặc không công khai hoặc không trung thực về chương trình du lịch, dịch vụ, các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch khi hành nghề;

b) Không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến tham quan khi hành nghề;

c) Có thái độ thiếu văn minh đối với khách du lịch khi hành nghề;

d) Không cung cấp thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;

b) Không hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch;

c) Không báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;

d) Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định khi hành nghề đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

đ) Không có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc không có văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch theo quy định;

e) Không có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;

c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề;

b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả để hành nghề hướng dẫn.

8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.

9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam của người nước ngoài.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;

b) Buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

du lịch Việt Nam đang là trải nghiệm đáng nhớ trong mắt du khách nước ngoài
du lịch Việt Nam đang là trải nghiệm đáng nhớ trong mắt du khách nước ngoài

Quý anh, chị và các bạn có đam mê nghề hướng dẫn viên du lịch Quốc tế, nội địa hãy hoàn thiện thủ tục hồ sơ, pháp lý. Quý anh, chị và các bạn có nhu cầu học nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch lấy thẻ quốc tế, nội địa hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC để đăng ký tham gia hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Gọi cho chúng tôi khi anh, chị và các bạn cần 0971.435.720 – 0869.790.890

Trong mắt du khách thì một hướng dẫn viên chuyên nghiệp phải có đầy đủ tất cả các giấy tờ. Vì vậy, trước khi thực hiện chương trình tour bất kì, bạn phải nắm rõ các giấy tờ của một HDV cần phải mang theo. Hy vọng, thông tin trên đây sẽ giúp bạn có những bước chuẩn bị thật tốt để bắt đầu chuyến du lịch ý nghĩa cùng những hành khách thú vị.

Chúc bạn luôn luôn thành đạt với những đam mê ./.

Học tập thực tế, thăm quan, trải nghiệm Azerai Cần Thơ (F.THM) – (SPTC)

💥🔥 Vừa qua ngày 21/02/2023 Khoa Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (F.THM), Trường kinh tế, Trường đại học Cần Thơ phối hợp Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn Sptc tổ chức Chương trình học tập thực tế, trải nghiệm Khu Nghỉ dưỡng cao cấp Azerai Cần Thơ!
🎯 Đúng 7h30p hơn 40 sinh viên Khoa Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (F.THM), Trường kinh tế, Trường đại học Cần Thơ đã có mặt tại công viên Sông hậu tham gia các trò chơi tập thể “Kết chùm” Thông qua trò chơi này với mới mong muốn sinh viên trong một tập thể lớp luôn gắn bó, đoàn kết, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, cũng như trong cuộc sống;
👉 Không những vậy các bạn còn tham gia làm bài tập nhóm tìm hiểu lĩnh vực Nghiệp vụ lễ tân, Phục vụ Nhà hàng, Xử lý các tình huống thực tế;
👉 Với sự điều phối của hai MC dẫn chương trình Trương Vĩ _ Kim Ngân đa số các nhóm đều rất tích cực làm việc cùng nhau và đưa ra nhiều cách xử lý tốt, đúng, thông minh hợp với yêu cầu Ban tổ chức đưa ra, sau thời gian 10p làm việc các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác phản biện Thầy cô cho ý kiến, góp ý hoàn thiện bài báo cáo, tình huống giúp các bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc, nghiệp vụ cơ bản của những nghề cụ thể khi ứng tuyển vào lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn;
 ( Học mà chơi, chơi mà học tại công viên Sông Hậu)
🎯 Đúng 9h30p với hiệu lệnh của hai MC Trương Vĩ _ Kim Ngân Đoàn di chuyển bằng tàu Du lịch qua khu Nghỉ dưỡng Azerai Cần Thơ; đây là khu nghĩ dưỡng yên bình nằm trên Cồn Ấu xanh mát, một hòn đảo biệt lập trên Sông Hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long với 60 Phòng và 5 Pool Villa chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền.
 ( Thầy, cô và sinh viên đi tàu qua Azerai Cần Thơ)
👉 Azerai Cần Thơ mang đến sự tách biệt và riêng tư trong khuôn viên bao quanh bởi nhiều mảng xanh và những cây đa cổ thụ hơn trăm tuổi.
👉 Khi qua Azerai Cần Thơ Đoàn được chị Hoàng Mai bộ phận nhân sự chia sẻ về tổng quan Azerai Cần Thơ. Không dừng lại ở đó, chị còn nhiệt tình giới thiệu chi tiết từng Bungalow, từng villa ở resort một cách rất cặn kẻ. Ngoài ra chị còn chia sẻ với các bạn sinh viên cần có những gì khi đi thực tập và lưu ý những điều các bạn hay mắc phải. Để trở thành nhân viên công tác lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn ngoài có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, văn bằng, chứng chỉ /chứng chỉ nghề vị trí công việc cụ thể các bạn còn phải chuẩn bị cho mình trình độ ngôn ngữ như tiếng anh thật tốt, một thái độ làm việc chăm chỉ, ham học hỏi và đặc biệt là học cách lắng nghe, thấu hiểu.
 ( Chương trình giao lưu, hợp tác giữa các đơn vị)
🎯 Mặc dù gần 12h trưa nhưng chị lúc nào cũng niềm nở và nhiệt tình với cả đoàn. Bên cạnh việc chia sẻ, giới thiệu chị còn tận tình hỗ trợ khi các bạn có nhu cầu muốn thực tập tại đây.
👉 Thay mặt lãnh đạo Khoa, Trung tâm chúng tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo của Azerai Cần Thơ, chị Mai, chị Yến đã có công chuẩn bị bà tiếp đón cả đoàn.
👉 Kết thúc chương trinh giao lưu, thăm quan, trải nghiệm là sự kết nối hợp tác giữa Lãnh đạo Khao Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (F.THM), Trường kinh tế, Trường đại học Cần Thơ với đại diện Azerai Cần Thơ về việc tiếp nhận sinh viên có đủ điều kiện với đơn vị tham gia thực tập, và cung ứng nguồn nhân sự đạt yêu cầu với đơn vị, hai bên trao đổi, thống nhất và tặng quà lưu niệm;
 ( Thầy, cô và các bạn trở lại Trun g tâm Tp. Cần Thơ)
🎯 12h20p Đoàn học sinh, sinh viên, cán bộ, giảng viên Khao Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (F.THM), Trường kinh tế, Trường đại học Cần Thơ và Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC chào tạm biệt anh/chị Azerai Cần Thơ ra bến tàu trở lại Trung tâm Tp. Cần Thơ
BV: Lê Hùng Mạnh
Ảnh nhóm truyền thông F.THM

Cảm nhận hành trình học tập thực tế xuất nhập cảnh, hàng không, lưu trú

🎯🎯CUỘC THI VIẾT CẢM NHẬN HÀNH TRÌNH HỌC TẬP THỰC TẾ XUẤT NHẬP CẢNH, HÀNG KHÔNG VÀ LƯU TRÚ TẠI SÂN BAY CẦN THƠ 🎯🎯
👨‍🎓 Thí sinh: Phạm Thị Trúc Phương 👨‍🎓
🏤 Đơn vị: Lotte Mart Cần Thơ
🏬 SBD: 01_2023
👉 Vừa qua, vào ngày 05/02/2023, Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC đã tổ chức cho chúng tôi một buổi học thực tế về chuyên đề “Xuất nhập cảnh, Hàng không và Lưu trú”. Một buổi học đầy ý nghĩa và bổ ích.
👉 Vào lúc 7h30, chúng tôi hẹn nhau trước cổng Đền Hùng đường Võ Văn Kiệt để cùng nhau đi đến sân bay. Trước khi đi, chúng tôi đã cùng nhau chụp lại những tấm ảnh lưu niệm trước cổng. Sau đó, chúng tôi tạm chia tay Đền Hùng – một điểm du lịch tâm linh ý nghĩa của Thành phố Cần Thơ để đến sân bay. Nếu có dịp, chắc chắn tôi sẽ quay lại đó vào một ngày không xa.
👉 Khoảng 8h, chúng tôi có mặt tại sân bay và di chuyển đến Ga đến Quốc tế của Sân bay quốc tế Cần Thơ. Tại đây, chúng tôi có buổi gặp gỡ và giao lưu và học hỏi với Thạc sĩ Trần Mạnh Khang. Thầy khác xa với tưởng tượng của tôi: một người Chi hội trưởng hội HDV du lịch tại Cần Thơ với vẻ ngoài nghiêm nghị, thực ra lại là một con người cực kì cởi mở, thẳng thắn và thu hút. Thầy bắt đầu buổi học bằng những câu hỏi giao lưu vui vẻ để tương tác với mọi người. Trong buổi học, Thầy đã chia sẻ cho tôi rất nhiều điều bổ ích. Thầy hướng dẫn tôi về Quy trình đưa đón khách Quốc tế và Nội địa: nếu như đón khách đến thì chúng ta cần làm gì, đưa khách đi thì cần chuẩn bị những gì, khách Quốc tế thì cần thủ tục ra sao, khi nào cần hộ chiếu, khi nào cần Visa và những nước nào được miễn Visa, miễn Visa đơn phương, miễn Visa song phương, nếu khách bị thất lạc hành lý thì xử lí ra sao, chuyến bay bị delay hoặc bay sớm hơn dự kiến thì phải có những sự chuẩn bị như thế nào, …
👉 Qua lời giảng dạy của Thầy, tôi hiểu ra được: Trong một khoảng thời gian có hạn, trường học chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng. Nếu ta muốn có được một kho tàng kiến thức, chúng ta phải tự đi ra ngoài biển khơi để trải nghiệm, học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng từ những anh, chị tiền bối đi trước. Ta nên chủ động tìm kiếm những cơ hội cho bản thân, không nên bị động. Cơ hội không tự dưng mà tìm đến chúng ta, ta phải biết chắt chiu nó. Mảnh đất cơ hội không có chỗ dành cho những người lười biếng.
👉 Phần giao lưu diễn ra dưới sự dẫn dắt của Thầy Trần Mạnh Khang khiến không khí trở nên dễ chịu và thân thiện hơn bao giờ hết.Thầy không dùng những lời lẽ chuyên ngành cao siêu mà Thầy chỉ dùng những câu từ gần gũi pha chút hài hước làm cho chúng tôi vui vẻ, thoải mái tiếp thu.
👉 Được nghe Thầy kể về những trải nghiệm, được giải đáp những tò mò và ngưỡng mộ trước sự thành công hiện nay của Thầy Trần Mạnh Khang. Thầy cũng chia sẽ thêm: muốn làm một HDV thì nhất định phải có ba không: “không tính”, “không tưởng”, “không nghĩ”. Sỡ dĩ như vậy vì đôi lúc cuộc sống đâu như là mơ: đừng tính đường hôm nay không kẹt xe xong lại đến trễ làm chuyến bay bị hủy, đừng nghĩ thời tiết đẹp mà chuyến bay không bị delay vì nó có thể bay sớm. Đừng tưởng này tưởng kia, đã không làm thì thôi mà đã làm rồi thì phải làm cho tới cùng, làm bằng cả cái tâm của mình. Nếu không muốn giải quyết những tình huống xấu thì tốt nhất đừng để cho nó xảy ra, làm tốt những việc mà mình phụ trách đặt công việc lên trên hết rỗi sẽ nhận được kết quả tốt đẹp có tâm ắt sẽ có tầm.
👉 Buổi học kéo dài khoảng 4 tiếnh, mọi người ai cũng đói và mệt nhưng bù lại, chúng tôi đã được tích lũy kha khá vốn kiến thức và kinh nghiệm có ích cho công việc của bản thân sau này. Những lời nhắc nhở của thầy đã làm tôi nhận ra được một bài học: đừng cảm thấy hài lòng về bản thân mình quá dù có làm việc nào đó tốt hay chưa nhưng hãy nghĩ đáng lẽ ra mình còn có thể làm tốt hơn được nữa. Việc hôm nay làm phải tốt hơn hôm qua và ngày mai nhất định phải làm tốt hơn hôm nay. Chỉ có như vậy mới luôn thúc đẩy bản thân học tập và rèn luyện nhiều hơn mỗi ngày. Cuộc sống chỉ đẹp khi chết đi mà còn nhiều điều hối tiếc, vì ta còn phấn đấu, còn mục tiêu và hy vọng, còn nhiều việc muốn làm.
👉 Đối với tôi nghề nghiệp nào cũng cần đi trải nghiệm thực tế, đặc biệt là nghề HDV. Người học du lịch hay cũng chính là người làm HDV sau này. Phải luôn trong tâm thế sẵn sàng đi nhận tour bất cứ lúc nào. Học du lịch là học một công việc có không gian làm việc vô cùng rộng lớn, thông tin và thực tế phải gắng liền với nhau. Sau buổi học, đọng lại trong tôi nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Vui có, buồn cũng có. Vui là vì sau khi học xong cảm giác như một hành trình mới, một tư duy mới, những con đường mới dần mở ra phía trước. Buồn là vì sao tôi không biết đến trung tâm sớm hơn, không chịu đi học sớm hơn. Biết đâu như thế, bây giờ đã có cơ hội làm nghề cùng với những anh chị khóa trước. Chắc cũng gần 2 năm kể từ khi tôi nhận được bằng tốt nghiệp, tôi đã bỏ quên nó ở một góc bàn nào đó vì nghĩ rằng dịch bệnh cứ kéo dài thì bao giờ ngành du lịch mới hồi phục trở lại. Đó đúng là suy nghỉ bồng bột của tuổi trẻ.
👉 Lúc ra về, bầu trời hôm ấy nắng gắt hơn mọi hôm nhưng con đường quen thuộc nay đã khác đi đôi chút vì hôm nay tôi được rọi sáng tâm hồn và nhận ra rằng bản thân nhất định phải trở thành một người HDV ưu tú mà khi nhắc đến tên, các anh chị đồng nghiệp trong ngành ai cũng biết!
👉 Sau cùng xin cảm ơn Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn PTC đã tạo cơ hội cho tôi được trải nghiệm môn học này một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Xin cảm ơn Thạc sĩ Trần Mạnh Khang đã chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, giúp em có thêm hành trang sau này để vào nghề.
➡️93 Trần Văn Hoài, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
🖥️ Website: www.stpc.edu.vn – Email: [email protected]
📱Điện thoại: 0869.790.890 – 0971.435.720

Cảm nhận hành trình học tập thực tế xuất nhập cảnh, hàng không, lưu trú

🎯🎯CUỘC THI VIẾT CẢM NHẬN HÀNH TRÌNH HỌC TẬP THỰC TẾ XUẤT NHẬP CẢNH, HÀNG KHÔNG VÀ LƯU TRÚ TẠI SÂN BAY CẦN THƠ 🎯🎯
👉 Trước khi chia sẻ về cảm nhận của mình, em xin phép chia sẻ nguyên nhân em rẽ hướng sang hướng dẫn viên du lịch quốc tế và có mặt ở buổi training ngày hôm qua.
👉 Đó là một buổi sáng ngày 1 tháng 2 đầu năm nay, em được duyên luận nhân số học cho sếp mình, anh là người từng trải và rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh xe và bất động sản. Nhưng anh rất khiêm nhường nghe em nói về các con số của anh.
👉 Trải qua gần 04 tiếng, anh chia sẻ: ”Anh biết cũng nhiều, cũng xem qua nhiều cái khác và anh thấy bộ môn này rất hay, đúng những gì anh đã trải qua, mặc dù anh chưa chia sẻ những điều đó nhưng em đã nói đúng gần như hoàn toàn … giải đáp được thắc mắc về bên trong sâu thẳm con người của anh, rất thú vị,…” . Cuối buổi, em có chia sẻ với anh là em đang tìm hiểu về hướng dẫn viên du lịch, tự nhiên anh đề xuất đem nhân số học vào các tour du lịch để cộng hưởng thêm, anh nghĩ khách sẽ rất hào hứng, và đặc biệt.
👉 Thật bất ngờ đó là suy nghĩ em chưa từng nói với ai nhưng anh lại đọc vị được, quyết tâm của em đã lên đến 80%, và khi em chia sẽ điều này tới Người đã giúp mình thay đổi rất nhiều về tư duy, góc nhìn, nội lực bên trong, cũng như về tâm thức thì được Cô hoàn toàn ủng hộ. Em biết thời điểm đã đến, và em đăng ký khóa học ngay với anh Mạnh ở trung tâm, không chần chừ nữa.
👉 Đó cũng là lí do em có mặt ở buổi training tại Sân Bay Cần Thơ, học với tâm thế cái ly rỗng, và không ngần ngại tuổi tác của mình với các bạn GenZ, lớp có 60 học viên nhưng chỉ có mình ở độ tuổi 37 và 2 con, lại đi học cái nghề nhiều người nói cực lắm. “Không vào hang sao biết trong hang có cọp hay không”, tự mình trải nghiệm thì mới biết nó như thế nào, và những điều mà Thầy Trần Mạnh Khang chia sẻ mình hoàn toàn chạm được, những kiến thức rất hay, thực tế, cách xử lí tình huống rất thông minh, rồi thầy chốt lại: “tốt nhất hãy chuẩn bị thật kỹ mọi thứ trước khi làm mọi việc, đừng để vấn đề xảy ra thì không tốn thời gian để xử lí vấn đề”. Đây là góc nhìn rất hay từ thầy, dù là người có kinh nghiệm hay người mới thì không nên ỷ lại, hãy làm tốt mọi việc như lần đầu, thể hiện tinh thần trách nhiệm.
👉 Trải qua 04 tiếng ở sân bay, mọi người được hiểu hơn về nghiệp vụ book vé máy bay, check in, check out, đón khách nội địa, quốc tế, những lưu ý về văn hóa các nước khi đón khách, những việc làm nhỏ chỉn chu, tinh tế của hướng dẫn viên cũng góp phần gây ấn tượng rất lớn đến khách trong nước và nước ngoài về hình ảnh du lịch của Việt Nam. Do đó, hãy làm tốt nhất công việc của mình. Em nghĩ không riêng nghề này mà tất cả các nghề khác, ai cũng cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, tập trung vào việc mình đang làm thì mới hiệu quả.
👉 Biết ơn Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC đã hỗ trợ miễn phí cho học viên để ai cũng có trải nghiệm thú vị ngành nghề của mình mà còn được nhận lì xì may mắn đầu năm nữa.
👉 Biết ơn giọng nói truyền cảm hứng của Thầy Trần Mạnh Khang suốt 04 tiếng để mổ xẻ vấn đề, đưa 60 con người đi từ lí thuyết đến thực tế tại sân bay với sự cuốn hút, dí dỏm, thông minh, hài hước và từng trải của Thầy.
👉 Biết ơn anh Lê Hùng Mạnh nhiệt tình trong công tác đào tạo, đã kết nối mọi người lại với nhau. Anh luôn trăn trở về việc doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân sự giỏi, còn sinh viên ra trường thất nghiệp thì rất nhiều nên luôn tìm cách để sinh viên giỏi lên, dấn thân nhiều hơn nhằm cân bằng cung cầu. Đó cũng là lí do anh tổ chức buổi học này miễn phí.
👉 Biết ơn team hỗ trợ đã tặng những bức ảnh thật đẹp, và biết ơn sự cộng hưởng của tất cả mọi người.
👨‍🎓 Thí sinh: Võ Thị Ngọc Kim Chi
🏤 Đơn vị: Công ty SOHA GROUP
🏬 SBD: 03_2023
➡️93 Trần Văn Hoài, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
🖥️ Website: www.stpc.edu.vn – Email: [email protected]
📱Điện thoại: 0869.790.890 – 0971.435.720

Hành trình học tập thực tế xuất nhập cảnh hàng không, lưu trú

🎯 HÀNH TRÌNH HỌC TẬP THỰC TẾ XUẤT NHẬP CẢNH, HÀNG KHÔNG VÀ LƯU TRÚ TẠI SÂN BAY CẦN THƠ 🎯
 
👉 Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, em nhận thức được rằng việc học những kiến thức cơ bản trên trường lớp là chưa đủ. Song song với đó, những sinh viên như chúng em cũng cần bổ sung cho bản thân rất nhiều những kiến thức thực tế không nằm trong trang sách của nhà trường.
 
👉 Chuyến đi thực tế tại Sân bay Cần Thơ và sáng ngày 05/02/2023 vừa qua của Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ ngắn hạn SPTC là một trong những buổi học thực tế hữu ích nhất, giúp em tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ đàn anh đi trước.
 
👉 Mặc dù chưa quen với việc đứng trong thời gian dài khiến chân em khá là đau nhưng điều đó cũng đã cho em biết được rằng bản thân mình còn rất nhiều thiếu sót và cần phải học hỏi thêm rất nhiều.
 
👉 Qua những gì Thầy Trần Mạnh Khang chia sẻ, em cũng nhận ra thiếu sót lớn nhất của mình là bản thân em khá là rụt rè, dù là “dân Cần Thơ” nhưng lại chưa đặt chân đến rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng của Cần Thơ. Đây là thiếu sót lớn nhất của em và em tự hứa với bản thân rằng nhất định sẽ thay đổi nó trong tương lai.
 
👉 Ngoài ra, buổi học thực tế này cũng giúp em biết được không ít các kiến thức về cách đưa đón sân bay, các quy định, các lưu ý cho hướng dẫn viên và cũng như là những tình huống có thể gặp phải và cách xử lý…
 
👉 Em nhận ra được rằng, chỉ kiến thức trên lớp là quá ít và chưa đủ để em có thể hoàn thành tốt công việc của mình trong tương lai. Trên lớp chúng em được học khi dẫn đoàn mà trong tour có phương tiện đường hàng không thì nếu là chuyến bay trong nước phải tập trung tại sân bay trước 02 giờ, nếu là chuyến bay quốc tế phải tập trung tại sân bay trước 3 giờ nhưng khi tham gia khóa học, em được biết thêm về vị trí nên tập trung đối với khung thời gian đó là trước quầy check-in, vị trí tập trung nên gần cổng vào, nhà vệ sinh và cũng như trong trường hợp khách đến trễ, không thể bỏ khách lại sau và không phải trường hợp nào cũng chờ.
 
👉 Buổi học còn giúp em biết được khi đón đoàn khách quốc tế cần lưu ý về quốc tịch, văn hóa, sở thích cá nhân của họ vì ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng; giúp em biết khi có những khách muốn ngồi cạnh nhau trên máy bay (gia đình hay nhóm bạn), trên máy bay không thể tùy ý đổi chỗ, nên hoặc là đặt vé theo hình thức check-in online để có thể tự chọn vị trí ngồi (nếu đoàn ít khách), hoặc có thể lấy riêng căn cước công dân để nói với nhân viên trong lúc làm thủ tục; giúp em biết khi khách bị thất lạc hành lý, việc đầu tiên nên làm là cùng khách đi tìm 1 vòng và đến quầy báo lạc hành lý, báo cho bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty chứ không phải nhanh chóng phủi sạch trách nhiệm;… và còn rất nhiều điều khác.
 
👉 Buổi học kết thúc với rất nhiều hình ảnh, kỷ niệm đẹp và kiến thức hữu ích. Em thực sự rất biết ơn thầy Lê Hùng Mạnh và Trung tâm đã tạo cơ hội cho chúng em có thể tham gia buổi học thực tế đầy bổ ích này, và cũng chân thành cảm ơn thầy Trần Mạnh Khang đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm 15 năm trong nghề của mình để giúp đàn em chúng em có thể bổ sung thêm kiến thức và hoàn thiện hơn về mặt kỹ năng, nghiệp vụ.
 
👉 Em hy vọng sẽ có thể được tham gia nhiều hơn những buổi học như thế này để em và các bạn có thể học hỏi được thêm nhiều kiến tức hơn nữa!
 
👨‍🎓 Thí sinh: Từ Thị Huỳnh Như
🏤 Đơn vị: Đại học Cần Thơ
🏬 SBD: 21_2023
 
➡️93 Trần Văn Hoài, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
🖥️ Website: www.stpc.edu.vn – Email: [email protected]
📱Điện thoại: 0869.790.890 – 0971.435.720

𝗡𝗴𝗵𝗶̣ đ𝗶̣𝗻𝗵 𝟰𝟭/𝟮𝟬𝟮𝟮/𝗡Đ-𝗖𝗣 𝘀𝘂̛̉𝗮 𝗾𝘂𝘆 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗴𝗶𝗮̉𝗺 𝘁𝗵𝘂𝗲̂́ 𝗚𝗧𝗚𝗧 𝘅𝘂𝗼̂́𝗻𝗴 𝟴%

🎯🎯🎯🎯 𝗡𝗴𝗵𝗶̣ đ𝗶̣𝗻𝗵 𝟰𝟭/𝟮𝟬𝟮𝟮/𝗡Đ-𝗖𝗣 𝘀𝘂̛̉𝗮 𝗾𝘂𝘆 đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗴𝗶𝗮̉𝗺 𝘁𝗵𝘂𝗲̂́ 𝗚𝗧𝗚𝗧 𝘅𝘂𝗼̂́𝗻𝗴 𝟴%
👉 Ngày 20/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách giảm thuế GTGT tăng từ 10% xuống 8%.
👉 Trước đó, ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP trong đó giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ.
⛔ Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 15/2022/NĐ-CP, việc quy định phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% theo phản ánh của DN là làm tăng chi phí của DN (tăng chi phí thời gian của kế toán và chi phí sử dụng hóa đơn) vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 01 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì DN phải lập 02 hóa đơn: 01 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 01 hóa đơn ghi các thuế suất khác (5%, 10%).
⛔ Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, đảm bảo phù hợp với các nội dung trên hóa đơn, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi như sau:
👉 Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.
🎯 Ngoài ra, Nghị định 41/2022/NĐ-CP cũng ban hành Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo Mẫu số 01/TB-HĐSS thay thế Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
⛔ Nghị định 41/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Trường hợp từ ngày 01/02/2022 đến ngày 20/6/2022, cơ sở kinh doanh đã thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định 41/2022/NĐ-CP thì vẫn được giảm thuế GTGT và không phải điều chỉnh lại hóa đơn, không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.
👉 Anh/chị và các bạn tham khảo!